Tư thế: Tư thế khi đạp xe rất quan trọng đối với hiệu quả của việc sử dụng xe đạp tập thể dục
– Tư thế đạp xe sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện mà còn rất dễ làm tổn thương đến cơ thể. Như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng … đều là tư thể không chính xác
Tư thế tập xe đạp thể dục
– Tư thế đúng : Khi rèn luyện với xe đạp tập lưng phải thẳng, không cong, cúi. Do cấu tạo của xe đạp nên khi luyện tập, người sử dụng phải cong cúi giữ lấy cần xe, điều này rất hại cho khớp xương. Giữ toàn thân và khung xương thực sự thoải mái khi luyện tập
Động tác: Ngoài có một tư thế đạp xe đúng thì động tác của bạn cũng cần phải chuẩn xác, như thế việc tập luyện mới có hiệu quả
– Giữa bàn chân có một điểm huyệt, dân gian thường gọi là gan bàn chân. Khi đạp xe hãy đặt đúng điểm này với bàn đạp.
– Thực hiện 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Như vậy đạp xe nhịp nhành không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.
Tốc độ
– Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. bạn hãy dành thời gian khởi động cơ thể với xe đạp tập chứng 30 phút. Ăn thêm một chút gì cho cơ thể tràn đầy năng lượng.
– Đạp chậm : Nhịp tim chậm không vượt quá được 70 % nhịp tim tối đa có thể đạt được. Sử bạn nên giành 1/ 3 thời gian luyện tập đầu tiên để cơ thể luyện tập ở mức độ này.
– Đạp nhanh : Nhịp tim tăng nhanh, nhất là khi sử dụng xe đạp tập thể dục tại nhà có thể vận động hết công sức. 1/ 3 thời gian cuối buổi tập bạn hãy tập với hết mức có thẻ như này. Tuy nhiên tránh để nhịp tim vượt quá 85 % nhịp tim tối đa có thể đạt được. sẽ có hai cho sức khỏe.
– Nên thường xuyên làm vệ sinh cho xe đạp tập thể dục nhằm tránh bụi bám bẩn. Bạn nên giành riêng cho nó một chiếc khăn bông mềm và lau chùi nhẹ nhàng tránh làm xước lớp sơn bên ngoài.
– Xe đạp tập thể dục tại nhà thường có thêm một bộ xích và sau một thời gian sử dụng thì nó rất dễ bị khô và hao mòn. Nhiệm vụ của bạn là tra dầu nhớt, bôi trơn cho nó nhằm giúp nó hoạt động trơn tru hơn. Nhất là phần ổ chốt có thể bị dít sau một thời gian sử dụng.
Hình ảnh máy tập thể dục
– Nếu xe đạp tập của bạn được sử dụng nhiều thì nó sẽ rất dễ bị lỏng các con ốc nối dẫn đến không chắc chắn và kêu cọc cạch. Nhiệm vụ của bạn là kiểm tra và xiết thật chặt từng con ốc một.
– Trong khi luyện tập thì có thể những giọt mồ hôi từ cơ thể bạn rơi xuống bám vào khung xe làm cho nó dễ bị hỏng lớp sơn bên ngoài. Nên sau khi tập bạn nên kiểm tra và lau chùi sau tập một cách cẩn thận.
– Khởi động xe đạp không đúng cách
– Không chỉnh đúng lực cản khi lên dốc
– Khom người về phía trước quá nhiều
– Không điều chỉnh các kích cỡ của xe phù hợp với cơ thể bạn để tăng tuổi thọ xe
– Không điều chỉnh yên xe phù hợp với cơ thể, vì vậy gây ra tình trạng rung lắc khi luyện tập làm giảm tuổi thọ xe
– Đặt xe đạp ở nơi có nhiệt độ cao.
Trên đây là những lưu ý mà Anh Dũng Sport muốn mang đến cho các bạn và giúp các bạn có cách sử dụng, bảo quản tốt nhất sản phẩm xe đạp tập thể dục tại nhà.
Tham khảo thêm: Xe đạp tập thể dục Air Bike, xe đạp tập thể dục 3000 Pro...
Khu vực Hà Nội.
- Địa chỉ: Số 131 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội.
- Điện thoại: 0977 986 885 - 0942 868 468
Khu vực TP. Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: Số 323 - Trần Văn Kiểu - Phường 11 - Quận 6 - TP.HCM.
- Điện thoại: 0942 868 468
Chi nhánh Đà Nẵng.
- Địa chỉ: Số 657 Trần Cao Vân - Quận Thanh Khê - Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0977 986 885 - 0985 056 708